Trẻ không tập trung, học trước quên sau, kết qủa học tập sa sút khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng và tìm hiểu các hướng giải quyết khác nhau.
Vậy thực sự nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Và làm cách nào để con tập trung hơn, tăng khả năng ghi nhớ, từ đó nâng cao hiệu quả học tập?
Các bạn hãy cùng Tôi Mua tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, để có được lời giải đáp nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Những nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung học trước quên sau?
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến con không tập trung, học trước quên sau.
Nhưng!!
Dưới đây là 1 số nguyên nhân phổ biến nhất, bố mẹ tham khảo nhé!
Do khả năng thu nạp thông tin ở trẻ
Não bộ có vai trò quan trọng trong việc tiếp nạp và xử lý thông tin.
Bất kỳ 1 công việc nào, hoạt động nào của cơ thể cũng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau.
Trong đó não đóng vai trò là bộ phận chỉ huy, vận hành và chúng luôn phải làm việc hết công suất.
Việc học tập liên tục càng khiến não phải tiếp nạp nhiều thông tin, sẽ dẫn đến tình trạng quá tải.
Do đó, não sẽ hình thành 1 cơ chế tự vệ, đó là xóa bớt một số thông tin.
Trên thực tế!
Những thông tin trẻ học tập được đều chỉ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn.
Nếu như không được ôn tập thường xuyên thì những kiến thức học được sẽ bị não bộ xếp vào hàng “vô dụng” và bị xóa đi rất nhanh.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ sau 1h, trẻ sẽ quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp.
Và sau 1 tuần, lượng kiến thức ghi nhớ chỉ còn khoảng 20%.
Do đó, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con học trước, quên sau, mà hãy kiên trì đồng hành cùng con trong việc học tập và tiếp thu các kiến thức mới trong giai đoạn đầu đời nhé!
Mắc các hội chứng rối loạn tập trung
Tăng động, giảm chú ý là vấn đề rất thường gặp ở trẻ trong những năm gần đây.
Những biểu hiện thường gặp của hội chứng này có thể kể đến như:
– Trẻ hiếu động quá mức
– Không tập trung vào bất cứ vấn đề nào.
– Giảm khả năng chú ý và không thể ghi nhớ được quá nhiều những thông tin được truyền đạt.
Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tình trạng con không tiếp thu được nhiều kiến thức, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tâm lý căng thẳng, không thoải mái
Nhiều bố mẹ đặt kỳ vọng vào con quá mức, áp đặt việc học tập khiến tâm lý trẻ căng thẳng, không thoải mái khi học, điều này tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức.
Kết hợp với những tác động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày như: áp lực từ phía nhà trường, bị bạn bè bắt nạt, bố mẹ thường xuyên quát mắng…
Bất kỳ hành động nào dù lớn hoặc nhỏ cũng đều có thể tác động đến tâm lý của trẻ và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Khi con quá căng thẳng và suy nghĩ sẽ khiến học không thuộc bài, thậm chí là quên toàn bộ kiến thức đã học ngay sau đó.
Do đó, bố mẹ hãy đồng hành cùng con để thấu hiểu những cảm xúc, tâm lý của trẻ, từ đó tháo gỡ được những vấn đề khó khăn trong việc học tập mà con gặp phải.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mất cân bằng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất tập trung ở trẻ.
Các bé thường thích ăn đồ ngọt, lười ăn cơm hay các thực phẩm tươi như rau xanh, trứng, sữa…
Đặc biệt là sự thiếu hụt DHA, sắt…
Do vậy, với 1 chế độ dinh dưỡng không cân bằng sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, giảm chú ý, học tập mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ.
Ngủ không đủ giấc
Mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 10 đến 11 tiếng, để đảm bảo sức khoẻ tinh thần và thể chất.
Việc không ngủ đủ giấc sẽ khiến các bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
Khi thức dậy sẽ uể oải, chán nản trong những giờ học, thậm chí còn kiến trí nhớ kém đi.
Sử dụng các thiết bị công nghệ
Nhiều gia đình hay cho bé sử dụng các thiết bị công nghệ như: Tivi, smartphone…mà không giới hạn thời gian sử dụng.
Bố mẹ có biết không?
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị công nghệ này có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đồng thời, việc sử dụng điện thoại, Tivi thường xuyên có thể làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
Con không tập trung học trước quên sau cần làm gì để cải thiện?
Để khắc phục được tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo những biện pháp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung cho con.
Rèn tư duy, giúp tăng khả năng ghi nhớ ở trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ học trước quyên sau mà bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp rèn luyện phù hợp cho con.
Dưới đây là 1 số phương pháp mà bố mẹ có thể áp dụng:
– Sử dụng Flash Card, đồ dùng học tập, các câu truyện trực quan để giúp trẻ dễ tiếp thu, dễ học và ghi nhớ nhờ thay đổi cách học tập sinh động hơn.
– Với những trẻ thụ động, học tập cần nhiều lần mới ghi nhớ thì bố mẹ hãy kiên trì nhắc đi nhắc lại vấn đề nhiều lần để trẻ nhớ lâu hơn, hãy để trẻ chủ động nhắc lại các thông tin vừa học, điều này sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.
– Tăng cường chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, DHA-AHA,…để tăng cường trí nhớ, phát triển bộ não của trẻ.
Tham khảo bài viết: Bổ sung DHA tự nhiên và các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ bằng việc sử dụng các loại cốm trí não tốt nhất cho trẻ bố mẹ nhé.
Cùng con giải quyết trở ngại tâm lý trong học tập
Như đã được phân tích nguyên nhân ở phần đầu bài viết.
Con không chịu học đôi khi không phải do con lười biếng mà có thể do áp lực tâm lý mà con gặp phải trong quá trình học.
Điều này đẫn đến việc cứ lôi sách vở ra là con cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc.
Chính vì thế, để giúp con thoải mái hơn trong việc học, bố mẹ nên trò chuyện cùng con.
Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, và chhungs ta không nên gò ép bé, bắt bé phải học nhanh, phải ngồi học trong một thời gian dài.
Thực tế, tuổi bé còn nhỏ bé nào cũng hiếu động, ham chơi, sẽ thật khó khăn cho trẻ khi phải ngồi cả tiếng đồng hồ ở bàn học.
Do đó, bố mẹ nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái và nghỉ ngơi giữa giờ.
Từ từ tăng khả năng tập trung
Để trẻ tăng khả năng tập trung không phải chuyện một sớm, một chiều được.
Mà cần thực hiện một cách từ từ, bài bản và khoa học.
Bố mẹ không nên vì những kỳ vọng trước mắt mà yêu cầu các bé học vội vàng, hấp tấp, dẫn đến mất đi hiệu quả.
Việc học các bài học hoặc thực hiện các biện pháp cải thiện sự tập trung ở trẻ cần được làm theo lộ trình.
Tìm phương pháp học tập hiệu quả
Bố mẹ nên tìm hiểu những phương pháp học tập khác nhau để giúp các con nâng cao khả năng tập trung.
Việc này chúng ta có thể dễ dàng tham khảo thông qua Internet, từ bạn bè hoặc thầy cô uy tín.
Khi tìm được các phương pháp học phù hợp sẽ giúp trẻ rút ngắn được thời gian rèn luyện hơn.
Khuyến khích trẻ tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chức năng nhận thức.
Bố mẹ hãy dành ra 30-45 phút mỗi ngày để tập thể dục cùng con.
Việc này sẽ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tinh thần hưng phấn và tăng sự tập trung trong học tập.
Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ
Những thực phẩm tốt cho não bộ có thể kể đến như:
– Các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ…)
– Trứng
– Các loại hạt ngũ cốc
– Rau xanh
– Sữa và các sản phẩm từ sữa
– Uống đầy đủ nước.
– Bổ sung thêm cốm trí não giúp tăng cường DHA và các dưỡng chất cần thiết cho não bộ.
Tham khảo: 2 dòng sản phẩm Cốm trí não Noben Kid, Cốm trí não G-Brain đang rất phổ biến hiện nay.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bố mẹ đã biết lý do tại sao trẻ học trước quên sau rồi chứ?
Hy vọng với những phương pháp được Tôi Mua gợi ý trên đây sẽ giúp bố mẹ có được nhiều thông tin hữu ích trong việc cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung của con yêu.
Trên thực tế, để cải thiện tình trạng học trước quên sau ở trẻ sẽ cần cả một quá trình.
Và bố mẹ đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào để giúp con trở thành một đứa trẻ tự tin, chủ động và thành tài trong tương lai nhé!
Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khoẻ, thành công và may mắn.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN