Do tính chất công việc khá bận rộn nên bản thân mình cũng là một trong những tín đồ của xu hướng mua hàng qua mạng. Hôm nay trong bài viết này mình xin chia sẻ tới các bạn một số lưu ý khi mua hàng qua mạng để hạn chế tiền mất tật mang.
Những năm gần đây với sự bùng nổ của công nghệ, các ông lớn kinh doanh truyền thống cũng bắt đầu chuyển dần cơ cấu thị phần sang miếng bánh online. Hàng loạt các website bán hàng trực tuyến ra đời như Adayroi, Lazada, Tiki, Vatgia…Cho tới các gian hàng trên facebook cũng mọc lên như nấm.
Nhưng xét về tổng thể thì những đánh giá không hài lòng của khách hàng khi mua hàng online vẫn cao hơn nhiều so với phương pháp bán hàng truyền thống.
Những ngành hàng khiến khách hàng cảm thấy chất lượng kém nhất phải kể đến như thời trang, dịch vụ ăn uống, mặt hàng gia dụng…
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Một vài lưu ý khi mua hàng trên mạng
Rất nhiều bài học “dở khóc dở cười” mà nhiều khách hàng đã phải đối mặt khi mua hàng qua mạng trong đó nhiều nhất phải kể đến loại mặt hàng quần áo, thời trang. Các hình ảnh đăng trên website hay facebook để luôn được chụp rất đẹp mắt, thậm chí đã qua các công nghệ xử lý hình ảnh. Nhiều người xem thấy rất đẹp, nhưng khi nhận hàng sự thật có thể hoàn toàn khác.
Thứ nhất: Chọn mặt hàng có nguồn gốc, thương hiệu
Với bất kỳ mặt hàng nào bạn cũng nên đặc biệt quan tâm đến thương hiệu, nguồn gốc của sản phẩm. Đơn giản nhất như việc mình đặt mua sách, các nhà sách khác nhau cũng có những loại giấy khác nhau, những thương hiệu lớn chắc chắn chất lượng sẽ tốt và đảm bảo hơn mặc dù giá thành có thể cao hơn một chút.
Do đó điều quan trọng khi các bạn mua hàng online thì nên chú ý nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu. Với những mặt hàng mà mập mờ về nguồn gốc, nhà phân phối thì bạn cũng nên tránh xa cho dù kiểu dáng có bắt mắt bao nhiêu chăng nữa.
Thứ hai: Chú ý chính sách thanh toán, giao hàng, đổi trả sản phẩm
Các đơn vị kinh doanh uy tín họ sẽ có các chính sách thanh toán, đổi trả rất rõ ràng. Họ thường có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau và chấp nhận cả thanh toán khi nhận hàng. Có nghĩa khi khách nhận hàng sẽ được phép kiểm tra sản phẩm và từ chối nhận hàng nếu mặt hàng nhận được không giống với mô tả.
Với những shop online nhỏ lẻ, shop trên facebook không có địa chỉ rõ ràng thì bạn nên yêu cầu kiểm tra hàng trước khi thanh toán tiền. Nếu sản phẩm của họ đảm bảo chất lượng thì sẽ chẳng có lý do gì để từ chối yêu cầu này của bạn đung không?
Thứ ba: Đừng để bị Seeding khi mua hàng Facebook
Trước đây Facebook là kênh để giao lưu, kết bạn, giải trí nhưng giờ đây nó có thêm 1 tác dụng nữa đó là trở thành “cái chợ” trao đổi giữa người mua và kẻ bán.
Facebook âm thầm theo dõi thông tin, tương tác người dùng để đưa ra các mẫu quảng cáo phù hợp. Nhiều khi bạn muốn mua quần áo và truy cập vào 1 website nào đó, lúc sau vào Facebook đã thấy quảng cáo đó nằm ngay trước mắt mình.
Rất nhiều người đã sử dụng Facebook như một kênh bán hàng hiệu quả vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí mặt bằng, nhân công. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết bên cạnh những mẫu quảng cáo với nội dung hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt thì những người bán hàng này còn đang âm thầm tự bình luận, đánh giá cho mỗi bài post của mình với mục đích tăng tương tác dựa theo hiệu ứng số đông.
Nhiều công ty còn có cả những đội nhóm chuyên tham gia bình luận để tăng tương tác khách hàng, tâng bốc, nâng tầm sản phẩm của mình. Do đó các bạn cũng nên lưu ý vấn đề này khi mua hàng thông qua mạng xã hội Facebook.
Thứ tư: Hãy tham khảo các Website bán hàng uy tín
Những thương hiệu uy tín chắc chắn vấn sẽ là nơi bạn có thể an tâm hơn khi mua hàng qua mạng từ khâu đặt hàng, thông báo đơn hàng, đóng gói cho tới tiếp nhận sản phẩm đều được thực hiện hết sức chuyên nghiệp. Các bạn có thể tham khảo các bài viết review mua sách tai Tiki, mua hàng tại Adayroi, Lazada đã được mình đăng tải trên Toimua.Net.
Một số trang thương mại điện tử uy tín như các bạn có thể tham khảo như Tiki, Adayroi, Lazada, Zalora, Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh….
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN